­

Làm Sao Để Viết Tốt Trong Ielts (Phần 1)

07:44:00

Ngày hôm qua, tôi vừa mới chấm xong hai bài viết Ielts, một của học trò cũ và một của "người quen". Cảm giác của tôi sau khi chấm đó là "khá tệ". Tuy ý tưởng (ideas) đưa ra trong bài khá ổn, nhưng người viết lại chẳng biết cách để hỗ trợ (support) chúng, khiến bài viết trở nên lộn xộn, không rõ ràng và không đủ sức thuyết phục. Giống như thể bạn đẻ một đứa nhỏ đẹp trai ra nhưng chẳng biết cách khiến con mình nổi bật thì chẳng "ma" nào thèm ngó tới cả.

writing.jpg (3888×2592)

Chú thích: Ielts (viết tắt của International English Language Testing System) là kỳ thi đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Kỳ thi gồm hai dạng: 1) Academic (học thuật) dành cho những người muốn học đại học hoặc sau đại học, và 2) General Training (Đào tạo chung) dành cho những ai muốn học nghề, đi làm hoặc di cư.

Trong phần Viết (Writing) của Ielts có hai dạng bài được làm trong vòng 60 phút. Dạng 1 (Task 1) là mô tả biểu đồ, quy trình hay bản đồ, chiếm 1/3 số điểm, còn dạng 2 (Task 2) là viết luận và chiếm 2/3 số điểm. 

Task 1

Cấu trúc viết Task 1

Task 1 là một bài kiểm tra viết yêu cầu các bạn mô tả và so sánh các biểu đồ, quy trình sản xuất và bản đồ với số từ tối thiểu là 150. Nếu bạn không đạt được lượng từ quy định này thì bạn sẽ bị trừ điểm, và viết quá lượng từ này quá nhiều cũng sẽ bị trừ điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, theo lời cựu giám khảo Ielts là Simon nói thì nếu số từ của bạn nằm ở mức 140, điểm của bạn vẫn chưa bị trừ, nhưng dưới đó thì tôi không chắc đâu. 

Thông thường một đề Task 1 sẽ cho bạn một đề bài như sau:

You should spend about 20 minutes on this task.

The table below shows the cinema viewing figures for films by country, in millions.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Write at least 150 words.


Đối với một đề như thế này, thường cấu trúc chung cho bài sẽ gồm 4 phần:

1) Introduction (Mở bài)

2) Overview (Tổng quát - tức là nêu ra những điểm chung nhất giữa các nhóm số liệu)

3) Detail 1 (Phần thân bài chi tiết 1 - nêu ra những số liệu nổi bật, so sánh)

4) Detail 2 (Phần thân bài chi tiết 2 - nêu ra những số liệu nổi bật, so sánh)

Nếu bài có trên 2 nhóm số liệu thì nên chia những nhóm có cùng đặc điểm vào một đoạn thân bài (Detail 1) để phân tích, những nhóm còn lại thì vào đoạn thân số 2 (Detail 2)

Làm sao để viết tốt 

1) Introduction (Mở bài)

Hãy viết lại đề theo một cách khác nhưng vẫn giữ nguyên được ý của đề. Kỹ năng này được gọi là paraphrase

Lưu ý là không được viết lại đề, bởi bạn sẽ bị trừ điểm vì điều đó.

Có nhiều cách để các bạn paraphrase lại đề: 

a. Tìm từ đồng nghĩa: Ví dụ như đề cho các bạn từ "the cinema" thì các bạn có thể thay bằng từ "the theatre" 

b. Chuyển đổi loại từ (tính từ sang động từ, danh từ hay ngược lại): Ví dụ như "viewing" là "V-ing" có thể được chuyển thành "viewer"

c. Đổi cấu trúc câu (thường cách đổi dễ nhất là từ bị động sang chủ động): Ví dụ như từ "the cinema viewing the figures for films" (chủ động) sang "the films being viewed" (bị động)

Thành ra từ đề bài ở trên, các bạn sẽ chuyển thành như sau:

Topic: The table below shows the cinema viewing figures for films by country, in millions.

Intro: The table compares how different genres of films at the theatre are viewed by four nations.

Ngoài ra, còn một cách viết mở bài nữa được gọi là kiểu "mở bài đảo ngược". Như các bạn chú ý, bảng trên có hai nhóm là nhóm nước (country) và nhóm phim (films). Giờ đề người ta sẽ ra theo kiểu như sau:

The table shows N1 by N2 (với N1 là films và N2 là country)

Mở bài đảo ngược sẽ được viết như sau:

The table compares N2, in terms of N1.

Thế nên giờ mở bài sẽ được biến tấu thế này:

The table compares countries in terms of the figures for films viewed at the cinema

Nhưng nếu viết thế này thì bạn sẽ lặp từ của đề, thế nên bạn sẽ dùng kỹ năng paraphrase và có được mở bài cuối cùng như sau:

The table compares four nations in terms of different genres of films viewed at the theatre.

Lưu ý: Chữ "show" trong đề các bạn có thể thay bằng các từ khác như: Illustrate/ Compare/ Demonstrate

2) Overview

Hãy tìm những điểm chung nhất giữa các số liệu cho phần này. Những điểm chung thường là: a) cùng khuynh hướng (tăng giảm) (dùng cho bài có thời gian); b) lớn nhất hoặc nhỏ nhất; c) có sự thay đổi lớn nhất (dùng cho bài có thời gian). Và thường các bạn sẽ dựa vào Overview để chia nhóm số liệu cho phần Detail luôn

Ví dụ:

Image result for task 1 writing ielts

a) Cùng khuynh hướng (tăng giảm): khi so năm đầu với năm cuối thì có nhóm Two Cars và Three Or More Cars cùng tăng, nên hai cái này vào một nhóm. Còn No Car giảm và One Car gần như không đổi (so năm đầu và cuối nhé) nên cho vào một cụm.

b) Lớn nhất và nhỏ nhất: có thể gộp One Car (lớn nhất) và Three Or More Cars (nhỏ nhất) vào một nhóm. Còn No Car với Two Cars một nhóm khác. 

Hoặc One Car và No Car vào một nhóm (hai cái lớn nhất), còn Two Cars và Three Or More Cars vào một nhóm (hai cái nhỏ nhất)

c) Thay đổi lớn nhất: Cho No Car và Two Cars vào một nhóm (thay đổi nhiều nhất)

Vậy đối với đề bài này:


Nhìn vào phần Total (ở cả hàng và cột), thì Action cùng India là cao nhất, trong khi Japan và Horror là thấp nhất.

Nên ta sẽ có Overview như sau (Hãy lưu ý cụm được tôi bôi đậm, đó là những cụm mà các bạn nên tập dùng "cố định" trong bài viết Ielts)

Overall, it is evident that most of surveyed objects in four countries choose to see action films on the big screen, while horror is least favorable. In addition, cinemas welcome the highest number of viewers from India, whereas the Japanese is seemingly not keen on this activity.

Lưu ý: Overall, it is evident... = Overall, it is obvious... = Overall, it is clear...

3) Detail

Trước khi bước vào giai đoạn phân tích số liệu cho Detail, hãy nhớ những nguyên tắc sau đây:

a. Phải có số liệu (và thời gian) 

b. Chia đoạn sao cho dễ so sánh nhất 

c. Không được lặp từ và lặp cấu trúc

d. Đừng bao giờ mô tả những chi tiết không quan trọng. Lưu ý, thông thường những phần quan trọng là những phần tăng, giảm, lớn nhất, nhỏ nhất, biến động nhiều nhất.

Đối với Task 1, tôi nhận thấy học trò của mình thường mắc ba lỗi cơ bản nhất, đó là 1) lặp từ và 2) mô tả những điểm không quan trọng và bỏ qua những phần quan trọng, và 3) không so sánh các số liệu. 

Vậy đối với đề đã ra, chúng ta sẽ chia đoạn thế nào đây?

Thường thì đối với bảng, chúng ta sẽ tuân thủ theo nguyên tắc, hàng nhiều thì chia theo hàng, cột nhiều thì chia theo cột. 

Trong trường hợp này cả hàng và cột đều bằng nhau, thế thì chúng ta sẽ phân tích như sau:

Nếu chia theo cột (nghĩa là chia phim ra làm 2 nhóm):

- Action: India cao nhất, Japan thấp nhất

- Romance: India cao nhất, Ireland thấp nhất

- Comedy: India cao nhất, New Zealand thấp nhất

- Horror: Ireland cao nhất, Japan thấp nhất 

Nếu chia theo hàng (nghĩa là chia các nước ra thành 2 nhóm):

- India: Action nhiều nhất, Horror ít nhất

- Ireland: Action nhiều nhất, Romance ít nhất

- New Zealand: Action nhiều nhất, Comedy ít nhất

- Japan: Action nhiều nhất, Horror ít nhất

Trong hai cách chia trên thì tôi thấy cách chia theo hàng có vẻ dễ so sánh hơn. Bởi có India và Japan cùng giống nhau nên có thể dễ dàng gộp thành một nhóm.

Giờ tôi sẽ có India và Japan trong Detail 1. Ireland và New Zealand trong Detail 2.

Hãy xem bài dưới đây và quan sát cấu trúc được sử dụng trong Detail.

As can be seen from the table, the majority of citizens in India and Japan prefer seeing action films at the cinema, with the figures of 8 million and 7.1 million respectively, while merely 2.5 million and 2.2 million go on horror genre in such nations. Also, India witnesses the higher number of theatre audiences than Japan does, at the range of 6.5-7.5 million for the former and of 4-4.5 million for the latter.

Likely two above countries, there are the highest record for the action films in Ireland and New Zealand, at 7.6 million and 7.2 million viewers respectively. Meanwhile, if romance films are the least popular among Irish individuals (only 3.8 million), cinemas in New Zealand just draws the attention of 3.9 million. 

Có nhiều người hay mắc một lỗi khá phổ biến khi viết, đó là dùng cấu trúc "the number of..." (e.g. a number of theatre audiences in India are 8 million) xuyên suốt toàn bộ bài viết. Điều này khiến bài của các bạn trở nên nhàm chán và khiến người chấm nghĩ rằng bạn chỉ học thuộc lòng được mỗi cấu trúc này. Thế nên, hãy "đa dạng" bài viết của bạn bằng nhiều cấu trúc khác nhau.

a) Sử dụng cách viết khác

Nếu bạn muốn nói "Có 8 triệu người dân Ấn Độ đi xem phim và đây là con số cao nhất được ghi nhận" thì có thể viết rằng "The number of theatre audiences in India is 8 million, which is at a high record from the table." Nhưng nếu không muốn sử dụng cụm "the number of..." nhàm chán, bạn hoàn toàn có thể nói theo một kiểu khác bằng cách sử dụng "the majority of...":

The majority of citizens in India and Japan prefer seeing action films at the cinema, with the figures of 8 million and 7.1 million respectively.

b) Đưa số liệu lên đầu

Đây là cách dễ nhất để thể hiện sự mô tả thông tin của bạn, nhưng hầu như mọi người đều quên nó thì phải?!

Merely 2.5 million and 2.2 million go on horror genre in such nations.

c) Dùng "witness", "see", "experience" như là động từ

Cấu trúc cho nó sẽ là S + witness/ see/ experience

Ví dụ: India witnesses the higher number of theatre audiences than Japan does

5) Dùng "there are/ there is"

There are the highest record for the action films in Ireland and New Zealand, at 7.6 million and 7.2 million viewers respectively

6) The number of.../ The percentage of.../ The figure for.../ That of...:

Ví dụ: While a number of audiences watching horror films in Ireland are 6.4 million, which nearly triple that of Japan.

Lưu ý: 

1) Phần Detail trong bài viết chỉ áp dụng cho phần biểu đồ (cột, đường, tròn, v.v..), chứ không dùng cho phần bản đồ hay quy trình sản xuất (hoặc tự nhiên).

Còn cấu trúc chung để viết, cũng như phần Overview hay Introduction thì cũng tương tự.

2) Dù luyện viết phần biểu đồ, bản đồ hay quy trình thì hãy luôn theo sát hướng dẫn của đề bài. Đó là:

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Nghĩa là, hãy biết chọn ý chínhso sánh thông tin khi viết.

You Might Also Like

0 nhận xét

Like Me On My Fanpage